Hệ thống xử lý nước thải mạ kẽm

Công ty môi trường Bình Minh chuyên xử lý nước thải mạ kẽm, bạn đang băn khoăn lựa chọn công nghệ, phương pháp nào xử lý nước thải mã kẽm hợp lý nhất. Bạn đang tìm công ty xử lý nước thải mạ kẽm uy tín chất lượng,…hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xử lý nước thải cũng như đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc. Chúng tôi tự tin sẽ giúp bạn lựa chọn phương án xử lý tốt nhất.

Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com

Tính chất của nước thải ngành mạ (mạ kẽm)

Nước thải từ xưởng mạ kẽm có thành phần đa dạng về nồng độ và pH biến đổi rộng từ axit 2-3 đến rất kiềm 10-11. Đặc trưng chung của ngành mạ (mạ kẽm) là chứa hàm lượng cao các muối vô cơ có thể là Cu, Zn, Cr,…và cũng tùy thuộc vào muối kim loại được sử dụng mà nước thải có chứa các độc tố như: xianua, sunfat, amoni, cromat,… các chất hữu cơ ít có trong nước thải xi mạ. Thành phần chủ yếu là chất tạo bông, chất hoạt động bề mặt,.. nên BOD, COD thường thấp và không thuộc đối tượng để xử lý. Đối tượng để xử lý là các inon vô cơ mà đặc biệt là các muối kim loại nặng như Cr, Zn, Cu, Fe,…

he thong xu ly nuoc thai ma kem
                                                                     Hệ thống Xử lý nước thải mạ kẽm

 

Phương pháp xử lý nước thải mạ kẽm

Các cuộc khảo sát cho thấy các quá trình trong ngành xử lý kim loại khá đơn giản và tương tự nhau. Nguồn chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình làm mát, lau rửa. Xử lý kim loại đòi hỏi một số hóa chất như axit sunfuric, HCl, xút,.. để làm sạch kim loại trước khi mã kẽm. Lượng nước thải được hình thành từ công đoạn rửa bề mặt, làm mát hay làm trơn bề mặt kim loại khá lớn, gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Nước thải nên tách riêng thành 3 dòng riêng biệt:

  • Dung dịch thải đậm đặc từ các bể nhúng, bể ngâm
  • Nước rửa thiết bị có hàm lượng chất bẩn trung bình (muối kim loại, dầu mỡ và xà phòng,..
  • Nước rửa loãng

Phương pháp để xử lý nước thải mạ kẽm phổ biến nhất là phương pháp hóa học đến trao đổi ion, phương pháp chưng cất, phương pháp đệm thẩm tích. Lựa chọn phương pháp nào là tùy điều kiện kinh tế cho phép, điều kiện môi trường địa phương, yêu cầu, mục đích dùng lại hay thải thẳng ra môi trường. Chọn phương pháp nào thì phải đảm bảo xử lý nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT.

LEAVE A REPLY