Cải tạo hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến nước giải khát
Công ty môi trường Bình Minh chuyên thiết kế, thi công, nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến nước giải khát. Hệ thống bạn đang gặp sự cố, nước thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn, hay bạn cần nhà tư vấn lựa chọn phương án xử lý nào là tốt nhất, phù hợp nhất về chất lượng cũng như giá cả,… hãy liên hệ ngay đn công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí. Chúng tôi đảm bảo đưa ra phương án xử lý tốt nhất cho Bạn trong thời gian sớm nhất.
Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com
Hiện nay nước giải khát – Bia là thức uống được ưu chuộng trên thế giới. Các nước phương Tây, bia được xem là nước giải khát. Trên thế giới có một số loại bia nổi tiếng như: Ale, Lager, Pilsener, riêng sản phẩm trong nước thì đứng đầu vẫn là các nhãn hiệu như: Bia sài gòn, Tiger,…
Hoạt động của ngành sản xuất nước giải khát (bia) góp phần đóng góp vào sự phát triển kinh tế của nhà nước, địa phương,.. Tuy nhiên hoạt động sản xuất không tránh khỏi những tác động đến môi trường xung quanh do việc phát sinh các chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường, đặt biệt là nước thải.
Nguồn gốc phát sinh nước thải
- Nấu – đường hóa: nước thải công đoạn này giàu các chất hydrocacbon, xenlulozo, hemixenlulozo, pentozo trong vỏ trấu, các mảnh hạt và bột, các cục vón,… cùng với các hoa, một ít tanin, cac chất đắng, chất màu.
- Công đoạn lên men chính và lên men phụ: nước thải của công đoạn này giàu xác men, củ yếu là protein, các chất khoáng, vitamin cùng với bia cặn.
- Giai đoạn thành phẩm: lọc, bão hòa CO2, chiết bock, đóng chai, hấp chai. Nước thải ở đây chứa bột trợ lọc lẫn xác men, lẫn boa chảy tràn ra ngoài,…
Nước thải từ quy trình sản xuất bao gồm:
- Nước lẫn bã malt và bột sau khi lấy dịch đường.Để bã trên sàn lưới, nước sẽ tách ra khỏi bã.
- Nước rửa thiết bị lọc, nồi nấu, thùng nhân giống, lên men và các loại thiết bị khác
- Nước rửa chai và két
- Nước rửa sàn, phòng lên men.
- Nước thải từ nồi hơi
- Nước vệ sinh sinh hoạt
- Nước thải từ hệ thống làm lạnh có chứa hàm lượng clorit cao (tới 500mg/l)
Thành phần, tính chất của nước thải nhà máy chế biến nước giải khát
Bia chủ yếu là nước (>90%), còn lại là cồn(3-6%), CO2 và các chất hòa tan khác. Vì vậy sản xuất bia là một trong ngành công nghiệp đòi hỏi tiêu tốn rất nhiều nước, do đó sẽ thải ra môi trường một lượng nước thải. Nước thải nhà máy bia có nồng độ ô nhiễm cao. Nước thải do sản xuất bia thải ra thường, chất hữu cơ cao, có màu xám đen và khi thải vào các thủy vực tiếp nhận thường gây ô nhiễm nghiêm trọng do sự phân hủy các chất hữu cơ diễn ra nhanh. Thêm vào đó là hóa chất sử dụng cho quá trình sản xuất như: CaCO3, CaSO4, H3PO4, NaOH, …những chất này cùng với các chất hữu cơ trong nước thải có khả năng đe dọa nghiêm trọng tới sông suối, ao hồ… nếu không được xử lý.
Bảng thành phần và tiêu chuẩn xả thải của nước thải nhà máy bia ra nguồn tiếp nhận
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Nước thải trước xử lý | Tiêu chuẩn (QCVN 40:2011/BTNMT, cột B |
1 | pH | – | 6-9,5 | 6-9 |
2 | TSS | Mg/l | 150-350 | 100 |
3 | BOD5 | Mg/l | 700-1800 | 50 |
4 | COD | Mg/l | 850-2000 | 150 |
5 | Tổng N | Mg/l | 18-50 | 40 |
6 | Tổng P | Mg/l | 4,9-10,5 | 6 |
7 | Coliform | MPN/100ml | <10.000 | 5.000 |
Sau quá trình nghiêm cứu, cũng như kinh nghiệm công ty môi trường Bình Minh xin đưa ra quy trình xử lý nước thải nhà máy sản xuất nước giải khát (bia), hiện nay đang được áp dụng nhiều trong các nhà máy sản xuất nước giải khát.
Quy trình xử lý nước thải nhà máy sản xuất nước giải khát
Ưu điểm của công nghệ
- Hệ thống vận hành tự động, đơn giản nên không tốn nhiều nhân lực để hoạt động hệ thống
- Hiệu quả xử lý cao thích hợp với đặc tính nước thải nhà máy bia
- Do kết hợp cả hai phương pháp xử lý kỵ khí và kỵ khí nên giảm chi phí cho việc cấp khí
- Xử lý triệt để các chất hữu cơ, …ra khỏi nguồn nước, nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B.