Giới thiệu về bùn vi sinh
Công ty Môi Trường Bình Minh chuyên cung cấp bùn vi sinh cho các hệ thống xử lý nước thải trên toàn quốc, Nếu bạn có nhu cầu tìm nhà cung cấp hay nuôi cấy hãy liên hệ ngay 0917 347 578 –Email:kythuat.bme@gmail.com để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Bạn đang thắc mắc về: Bùn vi sinhcó tác dụng gì trong xử lý nước thải? Cách nuôi cấy bùn vi sinh như thế nào? Khi nào thì cần nuôi cấy vi sinh? Nuôi cấy bùn vi sinh cần những chất dinh dưỡng gì? v.v…
BÙN VI SINH LÀ GÌ?
Bùn hoạt tính – sinh học là bùn sinh ra từ các hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp sinh học. Trong bùn sinh học có chứa các chủng vi sinh có lợi trong các công trình xử lý nước thải. Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm chất dinh dưỡng, vì thể sẽ loại bỏ các chất hữu cơ độc hại ra khỏi nguồn nước.
BÙN VI SINH CÓ ỨNG DỤNG NHƯ THẾ NÀO TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI?
Bùn vi sinh hoạt tính là những quần thể sinh vật, vi sinh vật bao gồm: vi khuẩn, nấm, Protozoa, tích trùng và các loại động vật không xương, động vật bậc cao khác (giun, dòi, bọ). Bùn có dạng bóng, màu nâu xám. Vai trò cơ bản trong quá trình làm sạch nước thải của bùn vi sinh hoạt tính là vi khuẩn có thể chia làm 8 nhóm sau:
• Alkaligenes – Achromobacter
• Pseudomonas
• Enterobacteriaceae
• Athrobacter baccillus
• Cytophaga – Flavobacterium
• Pseudomonas – Vibrio aeromonas
• Achrobacter
• Hỗn hợp các vi khuẩn khác; Ecoli, Micrococus Nguồn dinh dưỡng cho những vi sinh vật, sinh vật là những chất bẩn hữu cơ.
So với ở sông, hồ tự nhiên, thì quần thể trong bể bùn hoạt tính không đa dạng bằng; cụ thể là: hoàn toàn không có tảo, giun, bọ và các loại hạ đẳng thì nghèo hơn. Riêng về quần thể vi sinh vật thì bùn hoạt tính rất đa dạng.
Vi khuẩn là những nhóm vi sinh vật quan trọng nhất trong việc phân hủy các hợp chất hữu cơ và là thành phần cấu tạo chủ yếu của bùn hoạt tính. Bản chất của hợp chất hữu cơ trong nước thải sẽ xác định loại vi khuẩn nào là chủ đạo. Nước thải chứa protein sẽ kích thích các loài Alcaligenes, Flavobacterrium và Bacilus phát triển. Trong khi đó, nếu nước thải chứa hydrat cacbon hoặc cacbua hydro thì kích thích Pseudomonas. Có thời kì người ta cho rằng, bùn hoạt tính tạo nên do vi khuẩn và Zoogloea ramigen.
Nhưng sau, người ta chỉ rằng tất cả các loài vi khuẩn đóng vai trò chính, còn Zoogloea Ramigera đóng vai trò chính, còn Zoogloea Ramogera đóng vai trò phụ đối với thành phần bùn hoạt tính. Nấm thường được coi là không mong muốn tồn tại trong bùn hoạt tính. Nhưng đôi khi ở điều kiện nhất định vẫn thấy có nấm tồn tại. Nếu nước thải chứa hydrocacbon, với nồng độ cao, hoặc có chất hữu cơ lạ, pH thấp, thiếu chất dinh dưỡng thì sẽ kích thích nấm phát triển. Đa số loài nấm có xu hướng tạo dạng chỉ và ngăn cản việc tạo bông và làm bùn khó lắng. Một vài loại nước thải công nghiệp tạo nấm không phải như Fusarium, là loại nấm tạo bùn có khả năng lắng bình thường. Protozoa chỉ đóng vai trò gián tiếp trong việc ổn định – phân hủy chất hữu cơ mà thôi. Khi nồng độ chất hũu cơ thấp tạo điều kiện cho động vật nguyên sinh phát triển và chiếm chủ đạo trong bùn hoạt tính. Khi nhiều quần thể vi khuẩn bơi tự do sẽ kích thích Ciliates bơi tự do. Khi quần thể vi khuẩn trở nên nghèo, Ciliates bơi tự do lại nhường chỗ cho Ciliates tiêm mao phát triển.
BÙN VI SINH NUÔI CẤY NHƯ THẾ NÀO?
Nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính hiếu khí bao gồm các bước sau:
– Khi bắt đầu tiến hành nuôi cấy thì việc cần thiết là phải kiểm tra các hệ thống bơm, cấp khí cho bể vi sinh, kiểm tra hệ thống cơ, điện hoạt động ổn định.
– Tiến hành vệ sinh bể vi sinh hoạt tính, bể lắng sinh học (đối với bể sinh học hiếu khí). Xịt rửa các cặn bẩn, bùn thải trong các bể. Bơm nước thải vào trong bể khoảng 0,5m. Tiến hành sục khí để cấp DO cho nước thải.
– Tính toán lượng bùn vi sinh hoạt tính cần thiết cho quy trình nuôi cấy bùn vi sinh. (bạn hãy tham khảo bài viết – Lượng bùn vi sinh cần thiết cho hệ thống xử lý nước thải)
GIAI ĐOẠN NÀO CẦN NUÔI CẤY VI SINH?
Xây dựng hệ thống xử lý với quy trình, phương pháp phù hợp cho từng loại nước thải là cách tốt nhất để loại bỏ các thành phần ô nhiễm ra khỏi nguồn nước.
- Đối với hệ thống xây mới: sau khi xây dựng, lắp đặt các máy móc thiết bị vận hành thử nghiệm thì ta bắt đầu nuôi cấy bùn vi sinh khoảng trong vòng 1 tuần, để cho vi sinh thích ứng với môi trường mới, khi đó ta cần bổ sung chất dinh dưỡng đê rút ngắn thời gian nuôi cấy.
- Đối với hệ thống cũ, cần cải tạo: khi vi sinh trong bể sinh học chết đi vì thiếu dinh dưỡng hay thiếu hụt oxy (đối với bể hiếu khí) thì ta cần nuôi cấy lại vi sinh, tùy vào từng loại tính chất của nước thải mà thời gian nuôi cấy khác nhau.
NUÔI CẤY VI SINH CÓ ỨNG DỤNG GÌ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI?
Vi sinh có thể loại bỏ các thành phần ô nhiễm ra khỏi nguồn nước một cách hiệu quả nhất, mà không cần sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào. Do vi sinh lấy các chất hữu cơ trong nước thải làm thức ăn và hình thành các bông cặn có kích thước lớn. Khi đó ta có thể loại bỏ dễ dàng các chất ô nhiễm ra khỏi nguồn nước.
CHẤT DINH DƯỠNG CẦN BỔ SUNG TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI CẤY BÙN VI SINH?
Đối với bùn vi sinh hoạt tính dạng lỏng: cung cấp thức ăn chứa đạm (N), lân (phosphat) từ từ vào bể với lượng tăng dần tới khi bùn vi sinh thích nghi với tính chất nước thải rồi tiến hành chạy hệ thống liên tục với lưu lượng 20%, 50%, 75%, 100%. Đối với bùn vi sinh hoạt tính dạng khô: tiến hành súc, rửa bùn bằng cách bơm nước sạch vào bể sục khí hoặc khuấy trộn cho bùn tan ra. Để lắng khoảng 1 tiếng rồi bơm nước ra ngoài (giữ lại phần bùn) làm như vậy 3 – 4 lần sau đó bổ sung thức ăn cho vi sinh vật phát triển ổn định tỷ lệ định trước bước tiếp theo nuôi giống bùn vi sinh dạng lỏng.
Bạn đang tìm đơn vị cung cấp bùn vi sinh chất lượng hay đơn vị nuôi cấy uy tín,… hay có thắc mắc khác của bùn vi sinh hãy liên hệ đến môi trường Bình Minh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Hotline: 0917 347 578 -Email: kythuat.bme@gmail.com