Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ cho ngành chế biến thực phẩm

Công ty môi trường Bình Minh chuyên tư vấn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ cho ngành chế biến thực phẩm. Bạn đang thắc mắc về thủ tục cũng như các hồ sơ môi trường cần thiết cho một công ty, nhà máy sản xuất,… hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí.

Hotline: 0917 096 077 – Email: tuvan.bme@gmail.com

Ngành thực phẩm bao gồm 30 mảng lĩnh vực khác nhau, với 43.000 cơ sở hoạt động, tạo công ăn việc làm cho 1,3 triệu người. Các lĩnh vực sau đây được coi là quan trọng với xã hội: thịt, sữa, đường, bánh, dầu, xay xát và muối. Thị phần của các sản phẩm này trong doanh thu bán lẻ là 48,9% tương đương 8 tỷ rúp.

Mặc dù sản xuất thực phẩm chế biến vẫn tiếp tục tăng trong những năm gần đây, nhưng Nga vẫn phụ thuộc khá nhiều vào nhập khẩu một số loại nông sản và thực phẩm với tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2011 là 42,5 tỷ USD.

Ngành thực phẩm có thể sản xuất các sản phẩm cạnh tranh hơn, giảm tiêu thụ điện năng và thân thiện với môi trường. Mục tiêu của chiến lược cũng là gia tăng sản xuất đối với các sản phẩm như bột mì, ngũ cốc, bánh mì, đường, sản phẩm sữa, bơ, phô mai và sản phẩm làm từ phô mai, rau và trái cây bảo quản, dầu, các loại bánh kẹo, cá và các loại cá bảo quản.

Ngành công nghiệp thực phẩm là 1 trong những ngành gây ra nhiều nguồn ô nhiễm môi trường như: nước thải, khí thải, rác thải, mùi,…. Vì thế định kỳ hằng năm các nhà máy sản xuất thực phẩm cần lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ, nhằm theo dõi diễn biến hiện trạng môi trường của cơ sở từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.

lap bao cao giam sat moi truong dinh ky cho co so san xuat nuoc giai khat o binh duong
Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ cho ngành chế biến thực phẩm

1. Vì sao phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ cho ngành chế biến thực phẩm

Trong quá trình hoạt động chế biến ngành chế biến thực phẩm đã phát sinh một số nguồn ô nhiễm như sau:

  • Nước thải từ quá trình chế biến
  • Nước thải sinh hoạt của công nhân viên
  • Dầu chiên
  • Nhiệt dư
  • Khí thải từ lò hơi, máy phát điện dự phòng
  • Rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và nguy hại
  •  …………………………

2. Căn cứ pháp lý

Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;
– Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
– Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 29/05/2015 quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
– Công văn số 3105/TNMT-QLMT ngày 18/04/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh.
– Công văn số 4228/CCBVMT-KS kèm theo quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương.

3. Tần suất giám sát

Tùy theo quy mô hoạt động của cơ sở mà báo cáo giám sát môi trường định kỳ sẽ có tần suất lập báo cáo giám sát môi trường khác nhau:

•    3 tháng/1lần đối với các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm.

•    6 tháng/1lần đối với các cơ sở không thuộc hai đối tượng trên (hoặc theo yêu cầu từng địa phương).

4. Quy trình lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ cho ngành chế biến thực phẩm

Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ cho nhà máy sản xuất phân bón
Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ cho nhà máy sản xuất phân bón

5. Các giấy tờ pháp lý cần thiết khi lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ cho ngành sản xuất thực phẩm

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất
  • Xác nhận phê duyệt đánh giá tác động môi trường, kế hoạch BVMT hoặc đề án BVMT
  • Hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp
  • Hóa đơn tiền điện, tiền nước
  • Chứng từ thu gom chất thải nguy hại
  • Biên bản phê duyệt PCCC

6. Cơ quan tiếp nhận và phê duyệt

Tùy vào quy mô, công suất và vị trí của cơ sở, mà hồ sơ báo cáo giám sát môi trường định kỳ cho ngành chế biến thực phẩm, có các cơ quan tiếp nhận và phê duyệt:

  • Sở Tài Nguyên và Môi Trường
  • Phòng Tài Nguyên và Môi Trường
  • Ban quản lý KCN
  • Ban quản lý Khu kinh tế

LEAVE A REPLY