Công ty xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ tại Tân Uyên
Công ty môi trường Bình Minh có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải y tế, nước thải chăn nuôi,…- Công ty xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ tại Tân Uyên. Nếu bạn đang cần công ty xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ tại Tân Uyên thì hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí.
Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com
Nguồn gốc phát sinh nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ các khu dân cư, chung cư, biệt thự liền kề, văn phòng làm việc, nhà ở, trung tâm thương mại, trường học, khu vui chơi giải trí…. phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con người.
Nước thải sinh hoạt có chỉ số ô nhiễm rất cao, nếu không có biện pháp xử lý phù hợp có thể làm ô nhiễm môi trường hoặc hình thành các căn bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Thành phần, đặc trưng của nước thải sinh hoạt
Thành phần, lưu lượng, nồng độ các chất ô nhiễm nước thải sinh hoạt tùy thuộc vào đơn vị phát thải. Tuy nhiên về cơ bản nước thải sinh hoạt có đặc trưng sau:
- Nước thải có màu đen hoặc nâu, có mùi đa dạng, nước càng đục chứng tỏ càng ô nhiễm.
- Chiếm trên 52% là chất hữu có, 48% là chất vô cơ
- Các vi sinh vật gây bệnh như virus, vi khuẩn, một phân vi khuẩn không gây hại
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng như BOD, Nito, Photpho
- Các chất hữu có khó phân hủy
Để giảm thiểu tác động của nước thải sinh hoạt ra môi trường cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Cơ quan quản lý môi trường quy định các khu dân cư, đô thị, trung tâm thương mại, nhà hàng,… cần có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Vậy công nghệ xử lý nước thải vừa và nhỏ nào phù hợp với nước thải sinh hoạt, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Công ty xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ tại Tân Uyên
Quy trình xử lý nước thải đạt chuẩn nhất hiện nay:
Thuyết minh quy trình
Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt
Nước thải được thu gom về bể tự hoại, tại bể tự hoại có các quá trình xử lý sinh học kỵ khí và quá trình lắng cặn. Nồng độ các chất ô nhiễm đầu ra vẫn rất cao, không xử lý được các chất dinh dưỡng Nito và Photphos. Cần có quá trình xử lý sinh học bậc cao mới đủ điều kiện xả thải ra môi trường. Nước thải từ các bể tự hoại, các khu vực rửa, nhà ăn được hệ thống thu gom nước thải dẫn về Hố thu gom.
Hố thu nước thải TK01
Tại hố thu nước thải có gắn 2 bơm chìm bơm nước thải lên bể Điều hòa. Bơm chìm tại hố thu hoạt động theo phao kiểm soát mực nước lắp đặt tại Hố thu. Bơm chìm được sử dụng là bơm chìm với tiêu chuẩn bảo vệ IP68 (tiêu chuẩn cao nhất của thiết bị motor điện chuyên dùng).
Bể điều hòa TK02
Nước thải từ Bể gom được bơm vào Bể điều hòa. Bể điều hòa nước thải có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong dòng thải. Do tính chất nước thải phát sinh tại mỗi giờ đều khác nhau nên bể điều hòa cần được thiết kế với thời gian lưu nước > 10 h để đảm bảo lưu lượng và nồng độ nước thải ổn định. Nước thải từ Bể điều hòa được 2 bơm chìm đặt trong bể bơm vào Bể sinh học thiếu khí(Anoxic).
Bể sinh học thiếu khí (Anoxic) TK03
Bể Anoxic được sử dụng nhằm khử nitơ từ sự chuyển hóa nitrate thành nitơ tự do. Lượng nitrate này được tuần hoàn từ lượng nước thải Bể Aerotank (đặt sau bể thiếu khí). Nước thải sau khi khử nitơ sẽ tiếp tục tự chảy vào bể hiếu khí kết hợp nitrate hóa.
Thông số quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả khử nitơ là (1) thời gian lưu nước của bể thiếu khí; (2) nồng độ vi sinh trong bể; (3) tốc độ tuần hoàn nước và bùn từ bể hiếu khí và bể lắng; (4) nồng độ chất hữu cơ phân hủy sinh học (5) phần nồng độ chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học; (6) nhiệt độ. Trong các thông số trên, phần nồng độ chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc khử nitơ.
Hai hệ enzyme tham gia vào quá trình khử nitrate:
Đồng hóa (assimilatory): NO3-à NH3, tổng hợp tế bào, khi N-NO3- là dạng nitơ duy nhất tồn tại trong môi trường.
Dị hóa (dissimilatory) à quá trình khử nitrate trong nước thải.
+ Quá trình đồng hóa:
3NO3- + 14CH3OH + CO2 + 3H+à 3C5H7O2N + H2O
+ Quá trình dị hóa:
Bước 1: 6NO3- + 2CH3OH à 6NO2- + 2CO2 + 4H2O
Bước 2: 2NO2- + 3CH3OH à 3N2 + 3CO2 + 3H2O + 6OH-
————————————————————
6NO3- + 5CH3OH à 5CO2 + 3N2 + 7H2O + 6OH-
+ Tổng quá trình khử nitrate:
NO3- + 1,08CH3OH + H+à 0,065C5H7O2N + 0,47N2 + 0,76CO2 + 2,44H2O
Bể thiếu khí được khuấy trộn bằng máy khuấy ngang nhằm giữ bùn ở trạng thái lơ lửng và nhằm tạo sự tiếp xúc giữa nguồn thức ăn và vi sinh. Hoàn toàn không được cung cấp oxi cho bể này
vì oxi có thể gây ức chế cho vi sinh khử nitrate. Nước sau khi qua bể sinh học thiếu khí được dẫn vào bể sinh học hiếu khí.
Bể sinh học hiếu khí (Aerotank) TK04
Tại bể sinh học hiếu khí, vi sinh vật hiếu khí được nuôi cấy và được cung cấp oxy bằng máy sục khí (kết hợp đĩa phân phối dạng tinh, cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho các vi sinh vật phát triển) khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại và chuyển hóa toàn bộ amoni thành Nitrat (sẽ được khử tại bể sinh học thiếu khí).
Hai hiện tượng cơ bản xảy ra trong quá trình oxy hóa sinh học trong bể Aerotank là:
- VSV tạo sử dụng oxy tạo năng lượng cho quá trình tổng hợp tế bào
- Duy trì hoạt động sống của tế bào, di động, tiếp hợp. Sinh trưởng, sinh sản, tích lũy chất dinh dưỡng, bài tiết sản phẩm.
- Ngoài ra, còn có quá trình tự phân hủy các thành phần trong cơ thể của VSV kèm theo sự giải phóng năng lượng. Các quá trình oxy hóa phân hủy kèm theo sự giải phóng năng lượng cần thiết cho hoạt động sống còn được gọi là quá trình trao đổi năng lượng. Ở các tế bào VSV, số lượng các chất dinh dưỡng dự trữ thường rất nhỏ, vì thế chúng phải sử dụng chủ yếu các chất hấp thu từ môi trường xung quanh.
Các quá trình xử lý trong pha hiếu khí
Cơ chế của quá trình khử BOD
CxHyOz + O2 ——> xCO2 + H2O
Tổng hợp sinh khối tế bào
nCxHyOz + nNH3 + nO2 ——> (C5H7NO2)n + n(x-5)CO2 + H2O
Tự oxy hóa vật liệu tế bào (phân hủy nội bào)
(C5H7NO2)n + 5nO2 ——-> 5nCO2 + 2nH2O + nNH3
Quá trình nitrit hóa
2NH3 + 3O2 ——> 2NO2- + 2H+ + 2H2O (vi khuẩn Nitrosomonas)
2NO22- + O2 ——-> 2NO3- (vi khuẩn Nitrobacter)
Bể lắng sinh học TK05
Nước thải sau khi ra khỏi Bể Aerotank sẽ chảy tràn qua Bể lắng. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Phần bùn lắng này sẽ được bơm bùn tuần hoàn về Bể sinh học hiếu khí nhằm duy trì nồng độ vi sinh vật, khử nitrate còn tồn tại. Phần bùn dư được bơm về Bể chứa bùn nhằm làm giảm độ ẩm của bùn thải. Phần nước được thu vào hệ thống ống thu nước trong bể lắng và được dẫn sang bể khử trùng.
Bể khử trùng nước thải TK06
Sau khi nước thải được loại bỏ toàn bộ các thành phần ô nhiễm thì nước thải được dẫn qua bể khử trùng nước thải để tiêu diệt toàn bộ các vi sinh vật gây bệnh. Nước thải sau khi qua bể khử trùng sẽ luôn đạt tiêu chuẩn cột B theo QCVN 14:2008-BTNMT.
Nước thải sau khi qua bể khử trùng sẽ được loại bỏ toàn bộ COD, Nito, Photphos, vi sinh vật gây bệnh. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo QCVN 14:2008-BTNMT – cột B.
Bể chứa bùn TK07
Sau thời gian vận hành 3 – 4 tháng thì bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải nhiều và sẽ được xả về bể chứa bùn để định kỳ hút bùn bằng xe hút hầm cầu. Chu kỳ hút bùn vi sinh từ 1 – 2 năm/lần.