Nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính tại Tân Uyên Bình Dương

Nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính tại Tân Uyên Bình Dương

Nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính tại Tân Uyên Bình Dương

Công ty môi trường Bình Minh hoạt động gần 10 năm trong lĩnh vực xử lý nước thải, nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính tại Tân Uyên Bình Dương. Nếu hệ thống bạn đang gặp sự cố về bùn vi sinh, hay cần cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải hãy liên hệ ngay đến công ty chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn.

Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com

Bùn vi sinh là gì?, Các sự cố vi sinh trong nước thải và quy trình nuôi cấy vi sinh trong nước thải như thế nào…. đó là những thắc mắc thường gặp trong nuôi cấy vi sinh. Nếu bạn có những thắc mắc trên hãy tham khảo qua bài viết sau:

Bùn vi sinh là gì?

Bùn vi sinh là: tổ hợp các chuẩn vi sinh vật có lợi, sử dụng các hợp chất hữu cơ, chất bẩn trong nước thải làm thức ăn, trong điều kiện hết chất dinh dưỡng và thiếu Oxy, khi đó các vi sinh vật kết dính lại với nhau thành bông cặn lớn và được tách ra khỏi nước bằng trọng lực. Vì thế vi sinh vật có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình xử lý nước thải.

Các sự cố về bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải và cách khắc phục

a. Nồng độ bùn vi sinh không đảm bảo

Nồng độ vi sinh thấp

  • Khi đo nồng độ bùn vi sinh trong bể <5% thì nồng độ bùn vi sinh không phù hợp cho quá trình vận hành hệ thống. Cần kiểm tra lại các nguyên nhân sau:
  • Hệ thống sục khí không đều – bùn vi sinh bị lắng ở các vị trí góc bể, dưới đĩa thổi khí. Cần sử dụng 1 đường ống khí riêng sục di động ở các góc bể, dưới đĩa thổi khí trong từ 2 – 4 ngày để bùn vi sinh tan hết.
  • Bùn vi sinh bị bơm về bể chứa bùn, sân phơi bùn hoặc thất thoát do bể bị thấm.
  • Lượng bùn vi sinh tính toán không đủ : Cần đặt thêm bùn vi sinh hoặc tăng thời gian nuôi cấy vi sinh trong giai đoạn 3 thành 5 – 7 ngày cho phù hợp.

Nồng độ vi sinh cao

  • Khi đo nồng độ bùn vi sinh trong bể <50 % khi bể vi sinh đã đầy thì nồng độ bùn vi sinh dư cho quá trình vận hành hệ thống. Cần kiểm tra lại các nguyên nhân sau:
  • Bơm bùn vi sinh về đều các bể sinh học thiếu khí – hiếu khí hoàn toàn.
  • Lượng mật rỉ, cám gạo, metanol cấp cho quá trình nuôi cấy nhiều – cần giảm lượng dưỡng chất cấp vào hệ thống xử lý.
  • Xả bùn vi sinh dư từ bể lắng về chứa bùn hoặc sân phơi, máy ép bùn.

b. Bể vi sinh hiếu khí nổi bọt

Bọt trắng tan nhanh

  • Bọt vi sinh trắng, tan nhanh xuất hiện khi hệ thống xử lý hoạt động với công suất thấp hơn công suất thiết kế hoặc nồng độ các chất ô nhiễm trong dòng thải ít.
  • Hiện tường thường xuất hiện khi đang nuôi cấy vi sinh. Cần kiểm tra nồng độ bùn vi sinh sau lắng 30 phút từ 15 – 30% thì phù hợp.
  • Nồng độ bùn vi sinh thấp cần bổ xung thêm dưỡng chất cho vi sinh phát triển ổn định.
https://moitruongbinhminh.com/wp-content/uploads/2023/03/bot-vi-sinh-noi-trang...png
Bọt vi sinh nổi trắng

Bọt nâu tan chậm

  • Bọt trên mặt bể vi sinh màu nâu, tan chậm xuất hiện do vi sinh hoạt động thiếu dưỡng chất trong thời gian dài.
  • Hiện tường thường xuất hiện khi ngưng cấp nước thải trong thời gian dài. Cần kiểm tra nồng độ bùn vi sinh sau lắng 30 phút từ 15 – 30% thì phù hợp.
  • Nồng độ bùn vi sinh thấp cần bổ xung thêm dưỡng chất cho vi sinh phát triển ổn định.
https://moitruongbinhminh.com/wp-content/uploads/2023/03/bot-vi-sinh-noi-vang-kho-tan...png
Bọt vi sinh nổi vàng, khó tan

Bọt trắng có đốm đen trên bề mặt bọt

  • Bọt trên mặt bể vi sinh trắng hoặc nâu, có đốm đen bùn vi sinh, bọt tan chậm xuất hiện do vi sinh bị sốc trước nồng độ chất ô nhiễm cao hoặc bùn vi sinh bị già (COD, TN trong nước thải cao).
  • Cần đo thêm chỉ số pH trong bể vi sinh hiếu khí nếu pH trong bể vi sinh không tăng thì cần giảm lưu lượng, nồng độ chất ô nhiễm xuống thấp.
  • Nếu pH trong bể vi sinh hiếu khí tăng thì vi sinh đang bị chết và cần có biện pháp xử lý kịp thời
  • Giảm lượng nước thải cấp vào bể vi sinh.
  • Đo nồng độ bùn vi sinh trong bể hiếu khí, duy trì mức 30 – 50 %. Nếu bùn nhiều cần xả bùn dư để vi sinh phát triển tốt.
https://moitruongbinhminh.com/wp-content/uploads/2023/03/Bot-vi-sinh-bi-soc-–-trong-nuoc-thai-co-nhieu-chat-tay-rua.png
Bọt vi sinh bị sốc – trong nước thải có nhiều chất tẩy rửa

Bọt vi sinh hiếu khí phát triển không bình thường

  • Bọt trên mặt bể vi sinh trắng hoặc nâu chiếm 10 – 30% diện tích mặt bể.
  • Bọt vi sinh tan nhanh, pH trong bể vi sinh ở cuối bể thấp hơn đầu bể.

Quy trình nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính

GĐ 1 : Chuẩn bị nuôi cấy và đổ bùn vi sinh vào bể vi sinh.

GĐ 2 : Sục khí cho cụm bể vi sinh trong 36 – 48 h.

GĐ 3 : Từ ngày 2 – 4 kiểm tra nồng độ bùn vi sinh và bổ sung thêm nước thải vào bể vi sinh hiếu khí.

GĐ 4 : Từ ngày 5 – 7 vận hành tăng công suất xử lý – vận hành hệ thống liên tục

GĐ 5 : Từ ngày 8 trở đi vận hành hệ thống liên tục – kiểm tra hệ thống vi sinh thường xuyên

Công ty nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính tại Tân Uyên Bình Dương

  • Công ty hoạt động 10 năm trong lĩnh vực nuôi cấy vi sinh
  • Đội ngũ nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm.
  • Chi phí nuôi cấy cạnh tranh nhất
  • Thời gian nuôi cấy 7 ngày như đã cam kết, đảm bảo chất lượng vi sinh đạt chuẩn
  • Đưa ra phương án tốt nhất cho doanh nghiệp
Nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính tại Tân Uyên Bình Dương
Nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính tại Tân Uyên Bình Dương
Nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính tại Tân Uyên Bình Dương
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *