Trình tự, thủ tục trám lấp giếng khoan Toàn Quốc
Bạn đang có giếng khoan không sử dụng, bạn đang thắc mắc trình tự, thủ tục trám lấp giếng khoan như thế nào là đúng quy định, …hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Công ty môi trường Bình Minh chuyên trám lấp giếng khoan đúng quy định, có đầy đủ giầy tờ pháp lý cần thiết đểtrám lấp giếng khoan, chúng tôi đảm bảo dịch vụ tốt nhất với chi phí thấp nhất.
Hotline: 0274 6268 602 – Email: kythuat.bme@gmail.com
1. Các đối tượng cần phải trám lấp giếng khoan
Giếng phải trám lấp trong các trường hợp sau: Được quy định cụ thể tại khoảng 1,2 điều 4 quyết định 14/2007
- Giếng có thể tiếp tục khai thác, nhưng không có nhu cầu tiếp tục khai thác, sử dụng nước và không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho mục đích khác
- Giếng nằm trong phạm vi thu hồi đất, giải phóng mặt bằng mà không có nhu cầu, kế hoạch tiếp tục sử dụng hoạch giữ lại để sử dụng cho các mục đích khác.
- Giếng không khai thác liên tục trong 1 năm trở lên mà không có biện pháp bảo vệ giếng hoặc không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng
- Giếng bị hư không khắc phục được, giếng bị suy giảm lưu lượng, mực nước không thể tiếp tục khai thác, chất lượng nước không đáp ứng yêu cầu sử dụng và không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho mục đích khác.
– …………………………
2. Căn cứ pháp lý
– Thông tư 72/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 Quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng
- Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNM, ngày 14/09/2007 – BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XỬ LÝ, TRÁM LẤP GIẾNG KHÔNG SỬ DỤNG
3. Thủ tục, trình tự trám lấp giếng khoan
Được quy định cụ thể tại khoản 1 điều 4, quyết định 14/2007 cụ thể như sau:
– Căn cứ điều kiện cụ thể ở từng địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ tổ chức điều tra, thống kê, rà soát, phân loại giếng theo nhóm, mục phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quy định này;
– Trường hợp giếng khoan quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 4 của Quy định này thì phải rà soát nhu cầu sử dụng của cơ quan quản lý tài nguyên nước trên địa bàn hoặc nhu cầu khai thác của các tổ chức, cá nhân khác. Nếu tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu sử dụng, thì đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường và chủ giếng. Việc chuyển đổi nhu cầu sử dụng cho các mục đích khác hoặc chuyển đổi chủ giếng phải căn cứ thoả thuận của hai bên theo quy định của pháp luật;
– Căn cứ kết quả rà soát, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, phân loại và lập danh mục giếng khai thác nước dưới đất phải trám lấp. Danh mục giếng khai thác nước dưới đất phải trám lấp bao gồm những nội dung sau: tên hoặc số hiệu, vị trí giếng; tên, địa chỉ của chủ giếng; loại giếng (giếng khoan, giếng đào); mục đích khai thác, sử dụng nước; đường kính, chiều sâu giếng; tình trạng thực tế của giếng; nhu cầu sử dụng cho các mục đích khác và lý do phải trám lấp;
– Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo danh sách giếng khai thác nước dưới đất phải trám lấp tới chủ giếng; tổ chức niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã trong thời gian ba mươi (30) ngày làm việc và gửi văn bản thông báo tới Cục Quản lý tài nguyên nước nếu giếng khoan thuộc công trình có lưu lượng từ 3000m3/ngày đêm trở lên đã được cấp giấy phép; hoặc tới cơ quan đăng ký nếu giếng khoan thuộc diện phải đăng ký và đã được đăng ký;
– Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo hoặc trong thời hạn niêm yết công khai, chủ giếng có quyền khiếu nại về việc trám lấp giếng của mình. Việc giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp chưa có trong danh mục giếng khai thác nước dưới đất phải trám lấp nhưng chủ giếng có nhu cầu trám lấp giếng của mình, thì chủ giếng thông báo tới Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nếu là giếng khoan và tới Uỷ ban nhân dân cấp xã nếu là giếng đào;
– Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo hoặc kể từ ngày niêm yết nếu chủ giếng không khiếu nại theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này hoặc không có tổ chức, cá nhân nào đăng ký sử dụng, thì chủ giếng thực hiện trám lấp giếng theo quy định.
4. Quy trình trám lấp giếng khoan
- Khảo sát hiện trạng giếng khoan: đường kính giếng, độ sâu
- Tính toán lượng xi măng, đất sét
- Lập phương án trám lấp gởi lên cơ quan quản lý
- Đơn vị trám lấp, trám giếng theo đúng tỉ lệ phối trộn: lượng xi măng, lượng sét,…
- Đổ xi băng, xét theo đúng lượng đã tính toán trong phương án
- Xây bệ bê tông trên bề mặt giếng
- Hoàn thành quá trình trám giếng
Mọi thắc mắc xin liên hệ: Hotline: 0274 6268 602 – Email: kythuat.bme@gmail.com