BÙN VI SINH (Activated Sludge Microbiology)
-
Bùn hoạt tính
Bùn hoạt tính được sử dụng trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học với vai trò chính là loại bỏ hầu hết các chất rắn hòa tan còn lại trong nước thải sau các phương pháp xử lý cơ học. Trong bùn hoạt tính có chứa nhiều loại chủng vi sinh vật để loại bỏ hoặc thay đổi các thành phần ô nhiễm trong nước thải. Sự cân bằng của các vi sinh hiện diện trong bùn là chỉ thị cho sức khỏe và khả năng hoạt động của hệ thống
Bể bùn hoạt tính
Nước thải được xem như nguồn thức ăn dồi dào cho vi sinh vật. Vi sinh vật có nhiệm vụ loại bỏ các chất hữu cơ trong nước thải. Vi sinh vật sẽ giải phóng ra bùn. Một lượng bùn sẽ được đưa trở lại bể bùn hoạt tính (Aerotank) được gọi là Bùn Tuần Hoàn và phần còn lại gọi là Bùn Thải Hoạt Tính. Chuẩn vi khuẩn hiếu khí trong trạng thái khỏe mạnh thường xuất hiện trong bùn hoạt tính.
Chuẩn vi sinh hiếu khí (sự kết tụ của vi khuẩn hiếu khí)
Chuẩn vi sinh hiếu khí có một lượng trao đổi chất cao hơn khoảng 10 lần so với bùn kỵ khí. Tỷ lệ trao đổi chất của chuẩn vi sinh hiếu khí sẽ tăng lên nếu lượng oxy cấp vào tăng lên. Bể bùn hoạt tính sử dụng các vi khuẩn hiếu khí có thể làm giảm lượng chất hữu cơ trong 4-6 tiếng. Bể kỵ khí có thể mất đến vài ngày để giảm lượng chất hữu cơ qua việc sử dụng vi khuẩn kỵ khí. Vi khuẩn hiếu khí có thể chịu được nhiệt độ cao hơn để đem đến hiệu quả của tiến trình.
Hiện tượng bùn nổi (phồng) lên có thể xảy ra khi trong nước thải xuất hiện việc tăng trưởng lượng lớn chuẩn vi sinh FILAMENTOUS (107um/mL bùn hoạt tính). Có thể xem thêm trong bài viết sự cố bùn vi sinh.
Việc bùn nổi sẽ làm ảnh hưởng liên hoàn của các visinh cho nhau gây ra hiệu ứng xấu (Vi sinh bị sốc).
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bùn nổi
- DO thấp
- F/M thấp
- Nước thải có chứa các tạp chất hóa lý
- Thiếu chất dinh dưỡng (N hoặc P)
- pH <6.0
-
Vi sinh vật
Có 95% vi sinh hiện diện trong bùn thải là vi khuẩn. Chỉ 5% còn lại là chủng khác loại.
Giới thiệu về tên gọi của các vi sinh vật trong bùn vi sinh hoạt tính.
Trong bể sinh học hiếu khí, nước thải được cho vào bể và hòa trộn với lượng bùn hoạt tính. Các vi sinh vật sẽ tiếp xúc với các chất phân hủy sinh học trong nước thải và tổng hợp lại thành thức ăn. Ngoài ra, vi khuẩn phát triển thành một lớp tế bào tròn mỏng đục cho phép chúng tạo thành từng cụm từ chất rắn sinh học hay bùn. Việc loại bỏ tốt các chất thải từ nước thải phụ thuộc vào việc vi khuẩn tổng hợp các chất hữu cơ và khả năng tạo thành cụm của vi khuẩn.
Vi sinh vật hiếu khí sẽ loại bỏ 85 – 95% chất rắn và BOD dưới điều kiện thuận lợi. Yếu tố về điệu kiện khí hậu cũng ảnh hưởng rất rất nhiều đến vi sinh vật. Chất thải độc hại (bùn hóa lý) len lỏi vào hệ thống xử lý có thể làm gián đoạn hoạt động của vi sinh vật gây nên các sự cố về bùn.Nước xà phòng hay các hóa chất tẩy rửa có thể gây ra việc tạo bọt quá mức và có thể ảnh hưởng đến bể vi sinh hiếu khí. Trong các nhà máy, xí nghiệp thì việc xử lý nước thải sẽ bao gồm nước thải công nghiệp và nước thải từ các nhà vệ sinh (nước thải nhà vệ sinh), nước thải công nghiệp trước hết phải được xử lý lại để loại bỏ các thành phần hóa chất hữu cơ độc hại trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải chính cùng nước thải từ các nhà vệ sinh (nước thải sinh hoạt).
Có 5 nhóm vi sinh vật chính được tìm thấy trong bể vi sinh hiếu khí của bùn hoạt tính bao gồm:
- Bacteria-Aerobic bacteria remove organic nutrients
- Protozoa-Remove & digests dispersed bacteria and suspended particles
- Metazoa-Dominate longer age systems including lagoons
- Filamentous bacteria-bulking sludge (poor settling & turbid effluent)
- Algae and fungi-Fungiis present with pH changes & older sludge