Đánh giá tác động môi trường ngành sản xuất linh kiện điện tử
Công ty môi trường Bình Minh chuyên lập đánh giá tác động môi trường ngành sản xuất linh kiện điện tử. Quý doanh nghiệp có đang thắc mắc về hồ sơ pháp lý cũng như trong việc tìm các biện pháp giảm thiểu các nguồn ô nhiễm. Hãy liên hệ đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com
Vì sao phải lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường?
Những năm gần đây, công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ điện tử, gia công linh kiện điện tử đã vượt qua dệt may, công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy trở thành ngành hàng chủ lực, dẫn đầu danh sách các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh. Song song với sự phát triển đó là vấn đề môi trường. Trong quá trình sản xuất các thiết bị linh kiện điện tử đã phát sinh một số ô nhiễm làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Vì thế các doanh nghiệp cần có biện pháp giảm thiểu để các nguồn ô nhiễm ở mức thấp nhất,nằm trong giới hạn cho phép.
Vậy các biện pháp giảm thiểu đó là gì. Hồ sơ nào để trình bày đầy đủ các nguồn pháp sinh cũng như biện pháp giảm thiểu. Hồ sơ pháp lý ra sao?…. đó là những thắc mắc của của các công ty đang chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất linh kiện điện tử. Mời Bạn hãy tham khảo bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH11 ngày 23/06/2004.
- Nghị định 18/2014/N Đ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ chỉnh sửa, bổ sung một số phụ lục của nghị định 18/2015, Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 và Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015.
- Thông tư 25/2919/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật BVMT và Quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Đối tượng áp dụng đánh giá tác động môi trường ngành sản xuất linh kiện điện tử
Tại mục 29, phụ lục II nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định. Công suất từ 500.000 sản phẩm/năm trở lên đối với thiết bị linh kiện điện tử, linh kiện điện, điện tử công suất từ 500 tấn sản phầm/năm trở lên đối với thiết bị điện.
Quy trình thực hiện
Bước 1: khảo sát hiện trạng môi trường tại dự án: khảo sát điều kiên tự nhiên, thủy văn, điều kiện khí hậu tại dự án.
Bước 2: Xác định các nguồn ô nhiễm tới dự án trong các giai đoạn: san lấp mặt bằng, giai đoạn xây dựng, Giai đoạn hoạt động của dự án.
Bước 3: Đưa ra các biện pháp giảm thiểu trong các giai đoạn của dự án: san lấp mặt bằng, giai đoạn xây dựng, giai đoạn hoạt động của dự án.
Bước 4: đề xuất phương án xử lý các nguồn ô nhiễm: nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn,…
Bước 5: Tham vấn ý kiến của cộng đồng
Bước 6: xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường
Bước 7: Hoàn thành báo cáo, trình nộp báo cáo lên cơ quan có chức năng
Cơ quan phê duyệt hồ sơ
Sở tài nguyên môi trường (đối với dự án nằm ngoài KCN)
Ban quản lý các khu công nghiệp (đối với dự án nằm trong KCN)