Tổng quan về kinh tế tại Bình Dương
Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế – văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á … cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 km – 15 km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công nghiệp – xây dựng 63%, dịch vụ32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%. Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ
Tốc độ phát triển kinh tế, kéo theo các ảnh hưởng về môi trường của các ngành sản xuất. Trong quá trình sản xuất, hoạt động, đã phát sinh ra các nguồn gây ô nhiễm đến môi trường như: Khí thải, nước thải, tiếng ồn,….
Hiện nay, luật môi trường đang khắc khe và kiểm soát rất chặc chẽ về các nguồn phát thải, đưa ra một số quy định, luật, nghị định, thông tư để các doanh nghiệp thực hiện.
Trong đó hồ sơ môi trường đơn giản nhất mà tất cả các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đều bắt buộc phải thực hiện là lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
Báo cáo giám sát môi trường là gì?
Là hồ sơ đánh giá hiện trang môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh từ đó doanh nghiệp đưa ra biện pháp giảm thiểu tốt nhất, kịp thời. Đảm bảo các thông số ô nhiễm đều nằm trong quy định. Ngoài ra, còn là hồ sơ để cơ quan chức năng nắm bắt tình hình môi trường của doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Căn cứ pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp cần lập báo cáo giám sát định kỳ.
Thông tư 43:2015/TT-BTNM, ngày 29/09/2015-về báo cáo về hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.
Vậy khi lập báo cáo giám sát ta cần giám sát những thông số nào?
Các thông số cần giám sát
- Chất lượng môi trường không khí xung quanh
- Chất lượng môi trường nước
- Chất lượng môi trường khí thải tại nguồn (khí thải máy phát điện, khí thải lò hơi,…)
- Chất thải rắn.
- Vệ sinh an toàn lao động
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ báo cáo giám sát chất lượng môi trường
- Phòng TNMT nếu doanh nghiệp có quy mô nhỏ (đề án đơn giản hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường cấp phòng)
- Sở tài nguyên môi trường nếu doanh nghiệp có quy mô công suất lớn (đề án BVMT chi tiết hoặc DTM, kế hoạch bảo vệ môi trường cấp sở)
- Ban quản lý KCN nếu doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp.
Bạn đang băn khoăn không biết đơn vị nào lập hồ sơ báo cáo giám sát chất lượng môi trường, hãy liên hệ đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Hotline: 0274 6268 602 – Email: kythuat.bme@gmail.com