Giấy phép môi trường cho bệnh viện, phòng khám
Nếu chủ đầu tư nào đang hoạt động trong lĩnh vực bệnh viện, phòng khám mà không am hiểu hồ sơ giấy phép môi trường hiện nay, xin hãy tham khảo qua bài viết sau đây nhé. Hoặc liên hệ đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/24.
Hotline: 0274 6262 602/ 0917 096 077 – Mail: kythuat.bme@gmail.com
Giấy phép môi trường cho phòng khám là gì
Là loại hồ sơ quan trọng cần phải có trong một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất. Chủ dự án đưa ra các phương án giảm thiểu ô nhiễm, cam kết thực hiện đúng khi đi vào hoạt động.
Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường năm 2020
- Dựa theo nghị định 08/2022/NĐ- CP quy định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ ngày 10/01/2022
- Dựa theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường năm 2020
- Các trường hợp cần lập giấy phép môi trường cho phòng khám, bệnh viện
- Dự án mới (Quy mô không thuộc các nhóm phải làm các loại hồ sơ ĐTM
- Dự án mới đã được phê duyệt chủ trương đầu tư thì phải thực hiện các loại hồ sơ mô trường như trường hợp 1
- Dự án đã hoàn thành xây dựng nhưng chưa đi vào hoạt động thì phải thực hiện các loại hồ sơ như: Giấy phép môi trường
- Dự án đã đi vào hoạt động chính thức, có ĐTM nhưng cần bổ sung các loại hồ sơ môi trường theo luật mới – Giấy phép môi trường.
- Trường hợp dự án bệnh viện có lượng xả thải dưới 500 m3/ngày thì không cần lập hồ sơ ĐTM mà chỉ cần lập Giấy phép môi trường
Quy trình thực hiện hồ sơ giấy phép môi trường
Bước 1: Khảo sát hiện trạng của dự án, thu thập thông tin số liệu các dữ liệu để lập hồ sơ
Bước 2: Tiến hành viết hồ sơ
Bước 3: Gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường lên cơ quan có thẩm quyền
Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục, thẩm định hồ sơ
Bước 5: Nhận kết quả thông báo kết quả và chỉnh sửa hồ sơ theo yêu cầu
Bước 6: Nộp lại và chờ quyết định
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt giấy phép môi trường cho bệnh viện
Căn cứ theo Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020: Thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường. Trường hợp dự án bệnh viện có phát sinh lưu lượng nước thải dưới 500 m3/ngày.đêm thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Giấy phép môi trường có thể là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cụ thể được quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020:
- Dự án đầu tư Nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật này;
- Dự án đầu tư Nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
- Đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 39 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo Đánh giá tác động môi trường.
Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép môi trường đối với đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật Bảo vệ môi trường 2020, trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho bệnh viện, phòng khám bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường (Mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Một số tài liệu liên quan đến dự án: Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép kinh doanh, quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, các bản vẽ thiết kế, bản vẽ mặt bằng thoát nước, mặt bằng tổng thể. Chi phí thực hiện giấy phép môi trường cho phòng khám, bệnh viện
Căn cứ theo Điều 45 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì chủ đầu tư có trách nhiệm nộp phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy phép môi trường. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật. Cụ thể thì Giấy phép môi trường của dự án bệnh viện có thể được tính dựa theo Thông tư 02/2022/TT-BTC quy định mức thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường như sau:
Chi phí | Nội dung | |
Giấy phép môi trường do UBND cấp tỉnh cấp | 100-150 triệu tùy theo quy mô, công suất | Trọn gói bao gồm:
– Chi phí lập hồ sơ, chi phí thẩm định, cấp lại giấy phép môi trường theo TT 02/2020/TT-BTNMT – Chi phí đi lại của đoàn kiểm tra, chi phí lấy mẫu phân tích, chi phí in ấn, đi lại |
Giấy phép môi trường do UBND cấp huyện cấp | 13-20 triệu đồng tùy theo quy mô, công suất |