Xin cấp giấy phép môi trường ở Bình Dương

Xin cấp giấy phép môi trường ở Bình Dương

Quý Công ty, doanh nghiệp đang thắc mắc mình thuộc nhóm đối tượng nào, thuộc nhóm nào, cần làm hồ sơ gì, ĐTM hay giấy phép môi trường hay là làm đăng ký môi trường, hồ sơ nộp ở đâu,….hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ tư vấn cho xin cấp giấy phép môi trường ở Bình Dương.

Hotline: 0274 6268 602 – 0917 096 077 – Email: kythuat.bme@gmail.com

Để giải đáp những thắc mắc trên, các bạn có thể tham khảo sơ qua bài viết sau để được hiểu rõ hơn về hồ sơ môi trường nhé.!

Hồ sơ môi trường gồm có những hồ sơ nào?

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM): là quá trình phân tích, đánh giá nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường,

Như vậy có thể hiểu ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo mọi sự ảnh hưởng đến môi trường từ các dự án đầu tư. Từ đó, chủ thể thực hiện ĐTM có trách nhiệm đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

 Dự án nhóm đầu tư nào thì phải thực hiện ĐTM?

Căn cứ Điều 30 Luật bảo vệ môi trường 2020 có quy định:

  1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

a, Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;

  1. b) Dự án đầu tư nhóm II quy đinh tại các điểm a,d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này

2,  Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Theo đó, chỉ những dự án nhóm II và một số dự án nhóm II phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, cụ thể các dự án bao gồm:

  • Tất cả dự án đầu tư nhóm I

+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường.

+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tổ nhạy cảm về môi trường.

+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.

  • Một số dự án đầu tư nhóm II:

+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tổ nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tổ nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vơi quy mô nhỏ nhưng có yếu tổ nhạy cảm về môi trường

+ Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình

Giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.https://moitruongbinhminh.com/wp-content/uploads/2023/04/thu-tuc-xin-giay-phep-moi-truong....png

Các đối tượng cần lập giấy phép môi trường:

  • Đối tượng 1: Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
  • Các đối tượng trên mà thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
  • Đối tương 2: Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng 1.

(Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

Đăng ký môi trường

Đăng ký môi trường là việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Đối tượng phải đăng ký môi trường bao gồm:

  • Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày 01/01/2022 có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

Đối tượng được miễn đăng ký môi trường

  • Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
  • Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300kg/ngày được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương; hoặc phát sinh nước thải dưới 05m3/ngày, khí thải 50m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương.
  • Danh mục dự án đầu tư, cơ sở được miễn đăng ký môi trường quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ – CP.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *