Công ty nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính
Công ty môi trường Bình Minh chuyên nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính tại TP.HCM. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm đơn vị nuôi cấy bùn vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải uy tín, chi phí thấp. Hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ, tư vấn.
Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com
Ta đã biết, vi sinh có vai trò quan trọng trong xử lý nước thải, loại bỏ các hợp chất hữu cơ ra khỏi nguồn nước mà không cần sử dụng hóa chất nào. Vậy quá trình nuôi cấy như thế nào để đạt chất lượng, trước tiên cần phải đảm bảo công tác chuẩn bị trước khi cho vi sinh vào bể xử lý.
Các công tác chuẩn bị trước khi nuôi cấy bùn vi sinh vào bể
Bước 1: Kiểm tra lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong dòng nước thải
Lưu lượng nước thải : Quá trình nuôi cấy vi sinh và vận hành hệ thống từ khi nuôi cấy tới khi hoàn thành trong thời gian 5 – 10 ngày. Trong thời gian này thì lưu lượng nước thải xử lý mỗi ngày chỉ đạt 20 – 80% công suất hoạt động của hệ thống.
- Vì vậy, cần lưu ý về hồ chứa dự phòng hoặc phương án xử lý nếu lượng nước thải chưa được xử lý triệt để.
- Quá trình nuôi cấy sẽ cần nhân sự trực tiếp vận hành và quan sát chất lượng. Chủ đầu tư cần chuẩn bị nhân sự phù hợp để quá trình nuôi cấy đem lại hiệu quả tốt nhất.
Đối với hỗn hợp bùn vi sinh hoạt tính dùng cho cụm bể sinh học thiếu khí – hiếu khí thì nồng độ chất ô nhiễm trong dòng nước thải tối ưu là:
- COD : 250 – 800 mg/l.
- BOD5 : 150 – 600 mg/l.
- TSS : <150 mg/l
- TN : 20 – 100 mg/l.
- TP : 5 – 40 mg/l.
- pH : 6.5 – 7.5
- Tuy nhiên một số trường hợp thì hệ vi sinh thiếu khí – hiếu khí có thể tiếp nhận dòng nước thải với COD lên tới 3,000 mg/l và Tổng Nito lên tới 1,000 mg/l với thời gian lưu cụm bể vi sinh thiếu – hiếu khí đủ lớn.
- Vì vậy trước khi tiến hành nuôi cấy vi sinh thiếu khí và hiếu khí cần kiểm soát nghiêm ngặt nồng độ chất ô nhiễm trong dòng nước thải bằng các biện pháp:
Đối với nước thải có nồng độ ô nhiễm cao (sản xuất, thủy sản, xi mạ, nhuộm, thuộc da…): Cần kiểm soát tốt hiệu quả xử lý của cụm bể xử lý bậc 1 bao gồm: Cụm bể xử lý hóa lý (keo tụ – tạo bông – tuyển nổi, tripping, UASB…) và đo nồng độ chất ô nhiễm trong dòng nước thải trước khi vào hệ vi sinh hiếu khí, thiếu khí thường xuyên.
Đối với nước thải có nồng độ ô nhiễm thấp (Sinh hoạt, toàn nhà, bệnh viện…) thì cần bổ sung thêm dưỡng chất cho vi sinh phát triển. Dưỡng chất cần bổ sung bao gồm:
- Mật rỉ, metanol cám gạo, bã đậu: 1 kg sản phẩm tương đương 0.8 – 1.5 kg COD.
- Phân Ure, Phân Đạm: 1 kg sản phẩm tương đương 0.4 – 0.5 kg Amoni.
- Phân Lân: 1 kg sản phẩm tương đương 0.1 – 0.15 kg Photphos.
- Phân DAP: 1 kg sản phẩm tương đương 0.2 – 0.3 kg Amoni và 0.05 – 0.1 kg Photphos.
Bước 2: Vệ sinh cụm bể xử lý, kiểm tra thiết bị
Bước 3: Bơm nước và bơm bùn vi sinh vào cụm bể xử lý
Quy trình nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính
GĐ 1 : Chuẩn bị nuôi cấy và đổ bùn vi sinh vào bể vi sinh.
GĐ 2 : Sục khí cho cụm bể vi sinh trong 36 – 48 h.
GĐ 3 : Từ ngày 2 – 4 kiểm tra nồng độ bùn vi sinh và bổ sung thêm nước thải vào bể vi sinh hiếu khí.
GĐ 4 : Từ ngày 5 – 7 vận hành tăng công suất xử lý – vận hành hệ thống liên tục
GĐ 5 : Từ ngày 8 trở đi vận hành hệ thống liên tục – kiểm tra hệ thống vi sinh thường xuyên.
Công ty nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính
Nếu bạn thắc mắc gì về bùn vi sinh hoạt tính xin tham khảo thêm qua các bài viết sau:
https://moitruongbinhminh.com/cong-ty-huong-dan-nuoi-cay-bun-vi-sinh-hoat-tinh-toan-quoc.html
https://moitruongbinhminh.com/nuoi-cay-bun-vi-sinh-hoat-tinh-tai-tp-hcm.html
https://moitruongbinhminh.com/ky-thuat-nuoi-cay-vi-sinh.html