Lập sổ chủ nguồn thải theo đúng quy định

Lập sổ chủ nguồn thải theo đúng quy định

Công ty môi trường Bình Minh chuyên tư vấn lập sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo đúng quy định, tư vấn lập hồ sơ môi trường, thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải,… Bạn đang thắc mắc về hồ sơ môi trường hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Hotline: 0274 6268 602 – Email: kythuat.bme@gmail.com

Sổ chủ nguồn thải là gì?

 Là hồ sơ giúp các cơ quan quản lý về môi trường nắm bắt được thông tin về doanh nghiệp và quy trình xử lý chất thải nguy hại tại doanh nghiệp đó đảm bảo tuân thủ quy định trong thông tư 36/2015/TT-BTNMTngày 30 tháng 6 năm 2015. Nếu có sự cố xảy ra có thể giải quyết trong thời gian ngắn nhất, giảm những tác đọng xấu đến môi trường do chất thải nguy hại mang tới.

Đối tượng cần phải lập sổ chủ nguồn thải

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, khu dân cư, bệnh viện, nhà máy sản xuất, nhà xưởng, hộ kinh doanh cá thể,… có phát sinh chất thải nguy hại.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

  • Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ – Sở Tài nguyên và Môi trường. Bộ phận tiếp nhận viết phiếu tiếp nhận hồ sơ cho cá nhân, tổ chức.
  • Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của bộ hồ sơ. Trường hợp bộ hồ sơ không đạt yêu cầu, Sở Tài nguyên và Môi trường có thông báo bằng văn bản yêu cầu cá nhân, tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
  • Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện cấp sổ, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo cho cá nhân, tổ chức biết lý do không thể cấp sổ. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp sổ, Sở Tài nguyên môi trường ra quyết định cấp sổ.

Quy trình thực hiện hồ sơ

  1. Khảo sát tình hình hoạt động, quy mô sản suất, hiện trạng môi trường tại cơ sở.
  2. xác định chủng loại, khối lượng nguyên liệu sản xuất; xác định nguồn và khối lượng và mã đăng ký của chất thải nguy hại và các loại chất thải khác phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp;
  3. các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải nguy hại;
  4. Xây dựng các biện pháp, quy trình phòng ngừa ứng phó khẩn cấp sự cố do chất thải nguy hại gây ra.
  5. Viết báo cáo
  6. Nộp lên cơ quan quản lý (sở TNMT)

Thời gian thực hiện hồ sơ theo quy định 30 ngày.

Căn cứ pháp lý

  • Luật bảo vệ môi trường 2014
  • Nghị định 38/2015/N Đ-CP ngày 24/4/2015 – Quy định về quản lý chất thải và phế liệu
  • Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 – Quy định về quản lý chất thải nguy hại

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *