Xử lý khí thải xưởng sản xuất công nghiệp – Công Ty Môi Trường Bình Minh
I. Giới thiệu.
Giai đoạn phát triển đất nước năm 2024 cùng với việc các nhà đầu tư nước ngoài đưa các thị trường hàng hoá vào Việt Nam với nhiều loại hình đa dạng. Việc đầu tư này đòi hỏi các doanh nghiệp phải mở rộng nhà xưởng sản xuất để cung cấp đủ mặt hàng thiết yếu cho người tiêu dùng.
Theo công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) là điều ước quốc tế về môi trường nhằm mục tiêu giảm thiểu tác động của con người tới hệ thống khí hậu toàn cầu, bao gồm việc ổn định nồng độ khí nhà kính trong bầu khí quyển.
Vì vậy xử lý khí thải xưởng sản xuất công nghiệp – Công Ty Môi Trường Bình Minh là vấn đề cấp thiết để hội nhập theo công ước Liên Hợp Quốc
Công ty môi trường Bình Minh chuyên thi công hệ thống xử lý khí thải tại Bình Dương. Nhà máy, doanh nghiệp nào có hệ thống xử lý khi cần thi công hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí.
Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com
II. Thành phần – Tính chất khí thải công nghiệp
Các thành phần trong khí thải công nghiệp tạo nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ con người và khí quyển trái đất đã được biết đến gồm: Cacbon đioxit (CO2); Sunfua đioxit (SO2); Cacbon monoxit (CO); Nitơ oxit (N2O); Clorofluorocacbon (còn gọi là CFC) và Mêtan (CH4).
Các khí nhân tạo nào gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất đối với con người và khí quyển trái đất?
- Cácbon đioxit (CO2): CO2 với hàm lượng 0,03% trong khí quyển là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để sản xuất năng suất sinh học sơ cấp ở cây xanh. Thông thường, lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với lượng CO2 được sử dụng cho quang hợp. Hai loại hoạt động của con người là đốt nhiên liệu hoá thạch và phá rừng đã làm cho quá trình trên mất cân bằng, có tác động xấu tới khí hậu toàn cầu.
- Sunfua đioxit (SO2): SO2 là chất gây ô nhiễm không khí có nồng độ thấp trong khí quyển, tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. Dioxit sunfua sinh ra do núi lửa phun, do đốt nhiên liệu than, dầu, khí đốt, sinh khối thực vật, quặng sunfua,.v.v… SO2 rất độc hại đối với sức khoẻ của người và sinh vật, gây ra các bệnh về phổi khí phế quản. SO2 trong không khí khi gặp oxy và nước tạo thành axit, tập trung trong nước mưa gây ra hiện tượng mưa axit.
- Cacbon monoxit (CO): CO được hình thành do việc đốt cháy không hết nhiên liệu hoá thạch như than, dầu và một số chất hữu cơ khác. Khí thải từ các động cơ xe máy là nguồn gây ô nhiễm CO chủ yếu ở các thành phố. Hàng năm trên toàn cầu sản sinh khoảng 600 triệu tấn CO. CO không độc với thực vật vì cây xanh có thể chuyển hoá CO => CO2 và sử dụng nó trong quá trình quang hợp. Vì vậy, thảm thực vật được xem là tác nhân tự nhiên có tác dụng làm giảm ô nhiễm CO. Khi con người ở trong không khí có nồng độ CO khoảng 250 ppm sẽ bị tử vong.
- Nitơ oxit (N2O): N2O là loại khí gây hiệu ứng nhà kính, được sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch. Hàm lượng của nó đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu, hàng năm tăng khoảng từ 0,2 – 0,3%. Một lượng nhỏ N2O khác xâm nhập vào khí quyển do kết quả của quá trình nitrat hoá các loại phân bón hữu cơ và vô cơ. N2O xâm nhập vào không khí sẽ không thay đổi dạng trong thời gian dài, chỉ khi đạt tới những tầng trên của khí quyển nó mới tác động một cách chậm chạp với nguyên tử oxy.
- Clorofluorocacbon (viết tắt là CFC): CFC là những hoá chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và từ đó xâm nhập vào khí quyển. CFC 11 hoặc CFCl3 hoặc CFCl2 hoặc CF2Cl2 (còn gọi là freon 12 hoặc F12) là những chất thông dụng của CFC. Một lượng nhỏ CFC khác là CHC1F2 (hoặc F22), CCl4 và CF4 cũng xâm nhập vào khí quyển. Cả hai hợp chất CFC 11 và CFC 12 hoặc freon đều là những hợp chất có ý nghĩa kinh tế cao, việc sản xuất và sử dụng chúng đã tăng lên rất nhanh trong hai thập kỷ vừa qua. Chúng tồn tại cả ở dạng sol khí và không sol khí. Dạng sol khí thường làm tổn hại tầng ôzôn, do đó là sự báo động về môi trường, những dạng không sol khí thì vẫn tiếp tục sản xuất và ngày càng tăng về số lượng. CFC có tính ổn định cao và không bị phân huỷ. Khi CFC đạt tới thượng tầng khí quyển chúng sẽ được các tia cực tím phân huỷ. Tốc độ phân huỷ CFC sẽ rất nhanh nếu tầng ôzôn bị tổn thương và các bức xạ cực tím tới được những tầng khí quyển thấp hơn.
- Mêtan (CH4): Mêtan là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Nó được sinh ra từ các quá trình sinh học, như sự men hoá đường ruột của động vật có guốc, cừu và những động vật khác, sự phân giải kỵ khí ở đất ngập nước, ruộng lúa, cháy rừng và đốt nhiên liệu hoá thạch. CH4 thúc đẩy sự ôxy hoá hơi nước ở tầng bình lưu. Sự gia tăng hơi nước gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của CH4. Hiện nay hàng năm khí quyển thu nhận khoảng từ 400 đến 765×1012g CH4.
Việc phát tán các loại khí kể trên ra ngoài môi trường sẽ làm suy yếu tầng Ozon vốn bảo vệ sức khoẻ con người và các thành phần tự nhiên trên trái đất chúng ta.
Các quy trình xử lý khí thải xưởng sản xuất công nghiệp – Công Ty Môi Trường Bình Minh nêu bật.
- Tư vấn kỹ càng , dễ hiểu để quý khách hàng – Doanh nghiệp nắm bắt cụ thể về thiết kế mô phỏng, từ đó quý khách hàng – Doanh nghiệp có thể chọn lựa một giải pháp tốt nhất và tiết kiệm chi phí nhất.
- Thiết kế bản vẽ : Với đội ngũ kỹ sư kinh nghiệm cao trong lĩnh vực xử lý khí thải sẽ đưa ra cho quý khách hàng – Doanh nghiệp chi tiết về các mặt cắt – tổng thể cùng với các loại vật liệu tối ưu nhất.
- Thi công hệ thống xử lý khí thải sản xuất công nghiệp: Sau khi bảo đảm được tiến độ thi công, đội ngũ kỹ thuật viên sẽ trực tiếp tiến hành theo quy trình đã hoạch định sẵn.
- Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống xử lý khí thải: Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng định kỳ giúp hệ thống vận hành ổn định, hiệu quả và kéo dài tuổi thọ.
Với vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, công ty Môi Trường Bình Minh đang góp phần xây dựng một môi trường sống xanh – sạch – đẹp cho cộng đồng.